Những loại côn trùng gây hại cây trái và biện pháp tiêu diệt, phòng ngừa chúng

Đánh giá:
4.7 203
4.7 sao trên tổng số 203 lượt review

1. Ngài độ xám (Orgyia postica Walker)

- Ngài độ xám thuộc bộ cánh vẩy, thường gây hại cho nhiều loại cây khác như: Hoa tù vi, cây xoài, cây bạch đàn, hoa đào, cam, quýt… Ngài đực và ngài cái có hình dạng khác nhau.

- Ngài cái có cánh và bị thoái hoá, thân ngài dài 15 – 17mm, phần bụng của ngài chiếm tới 1/2 thân vì đầu và bụng của chúng rất ngắn. Ngài đực có cánh, thân dài 9 – 12mm và cánh dài 22 – 25mm.

 

sâu hại cây trồng

Sâu bọ hại cây

- Quá trình làm hại hoa màu của ngài độ xám. loài này sinh trưởng của ngài có thể được tóm tắt như sau:  Sau đó là giai đoạn sâu non kéo dài từ 8 đến 22 ngày hoặc từ 24 đến 61 ngày trong nhiệt độ mùa đông. Loài này hăn trái cây sẽ tổn hại đến năng suất thu hoạch

- Để diệt trừ ngài cần bảo vệ các loài thiên địch của chúng. Ngài đực do có cánh và bay nên rất khó bắt, ta có thể dùng đèn tia tím để bẫy và bắt. Ngoài ra để dễ dàng tiêu diệt tận gốc ngài cái bàng một số thuốc như: DDVP, Derris, Dipterex…

 

2. Rệp sáp (lcerya purchasi Maskell)

- Là loài thường sâu bệnh phát triển nhanh và nguy hiểm cho nhiều loại cây trồng rệp sáp thường gây hại cho hoa hồng và một số loại cây khác như cây cam, quýt, bưởi, chè… Rệp sáp cái có màu hồng pha cam, dài 4 -7mm, dạng sáp màu trắng vàng như sợi bông và lưng rệp hơi lồi lên.

 

rệp sáp

Rệp sáp trên cây

 

- Rệp đực dài và mảnh, toàn thân có màu cam và chỉ dài 3mm. Rệp đực có đôi cánh dài và mỏng ở phía trước còn cánh sau bị thoái hoá thành dạng que nhỏ. Con đực còn có nhộng, nhộng cũng có màu đỏ cam.

- Để diệt trừ rệp sáp cần bảo vệ các thiên địch của chúng như bọ rùa úc, bọ rùa đỏ lớn, bọ rùa nhỏ, bọ rùa mép đỏ… Có thể áp dụng phương pháp hoá học bằng cách phun hợp chất với lưu huỳnh sẽ ngăn ngừa cũng như làm giảm rệp sáp gấy hại cây trồng.

3. Rệp phấn da đen (Aleurocanthus spiniferus Quaint)

 

- Khác với sệp sáp loài rệp này thuộc bộ cánh đều, họ rận phân. Rệp phấn gia đen không chỉ hại hoa hồng mà còn hại một số loại cây khác như hoa lan, cây đa cảnh, chè, cam, quýt…

- Rệp phấn da đen trưởng thành dài 1,3 mm, thân màu vàng, cánh có bột trắng bao phủ. Rệp có đôi mắt kép màu đỏ và đôi cánh trước mầu đỏ tím với 7 đốt trắng. 

 

rệp phấn da đen

Rệp phấn da đen

-Trước khi nở trứng có màu vàng sậm và khi vừa đẻ xong trứng có màu vàng váng sữa. Rệp mới nở có kích thước 0,2mm, thân màu vàng nhạt, dẹt và có nhiều gai ở xung quanh thân, đuôi có 4 sợi lông.
 

- Vỏ nhộng cũng tiết sáp và có 9 đôi gai ở phần tâm lưng ngực, 10 đôi gai ở bụng, 11 đôi râu ở bên mép (đối với nhộng cái).

- Cũng giống như những loài sâu hại khác, rệp có nhiều thiên địch và cách phòng chống tốt nhất là phải bảo vệ thiên địch. Có thể phun một trong các loại thuốc sau để diệt trừ sâu non:

+ Dipterex. Rogor. Dibrom . Tmidan.Malathion. Sumithion. DDVP 0,1%.

4. Bọ hung xanh chân đỏ (Anomala cupripes Hope).

- Bọ hung có màu xanh đồng óng ánh, bụng cũng màu đồng pha tím, toàn thân của chúng nhìn bóng loáng trông rất đẹp. Bọ hung rất to, con trung bình cũng dài tới 22mm. Đầu bọ có râu hình lá rợp.

 

Bọ hung xanh'

Bọ hung xanh

- Trên cánh bọ hung có 4 đến 6 hàng chấm, mép của chấm lồi lên, bọ hung non màu trắng sữa, thân hình ống, đầu có màu nâu vàng, phần cuối bụng cũng có màu nâu vàng.
-  Có một điểm rất đặc biệt là chúng thường giả chết nằm im trên cành cây vào buổi sáng sớm.
có thể tiêu diệt bọ hung ngay khi chúng giả chết nằm trên cây. Khi gieo trồng hoa cần trộn Chlorsan với đất để khử trùng. Để diệt bọ có thể dùng Dipterex 0,1% phun định kỳ.

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.