Chia sẻ phương pháp chữa bệnh đốm lá triệt để cho dưa leo trồng tại vườn

1. Triệu chứng bệnh đốm phấn dưa leo

- Bệnh đốm phấn cho dưa leo chủ yếu gây hại trên lá. Lúc mới phát bệnh có đốm phấn rất nhỏ, đốm màu xanh hơi nhạt và sau đó sẻ chuyển sang màu vàng.

- Hình thù đốm bệnh có nhiều gốc cạnh, phía bên dưới của lá sẽ xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ.

- Các vùng bệnh từ từ sẻ ngã thành màu nâu nhạt, những cây dưa leo bị bệnh nặng có thể bị chết hoặc cho chất lượng trái rất kém.

 

Bệnh đốm lá ở dưa leo

- Loại nấm Pseudoperonospora cubensis chính là thủ phạm gây ra bệnh đốm phấn cho dưa leo. Điều kiện phụ hợp để loại nấm này phát sinh nhanh nhất là khi gặp độ ẩm trong không khí tăng cao.

- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng cao trào nhất là khi vào mùa mưa và gây hại nhiều trong giai đoạn cây dưa leo trổ hoa đến lúc có trái

.

Dưa bệnh heó dần

 


2. Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh dưa leo

– Sử dụng giống dưa có sức kháng bệnh tốt (xem trên bao bì hoặc nhờ chủ cửa hàng tư vấn);

– Không trồng nhiều vụ liên tục cây có họ bầu, bí trên cùng một khu đất;

– Luống trồng (hoặc chậu trồng) phải cao ráo, thoát nước thật tốt;

– Cắt/tỉa bớt những lá già dưới gốc, dùng màng phủ nông nghiệp giúp tránh bùn đất khi mưa (hoặc khi tưới) dính trên lá;

 

Chăm sóc dưa tốt

 

– Thường xuyên vệ sinh chậu/ruộng trồng, phát hiện cây/lá bệnh phải tiêu hủy ngay, sau mỗi vụ trồng phải dọn dẹp xử lý thật sạch sẽ;

– Diệt trừ bệnh đốm phấn bằng một số thuốc bảo vệ thực vật có nằm trong danh mục cho phép sử dụng trên cây rau như: Ridomil Gold 68WP, Mancozeb, Viroxyl 58 WP, Metalaxyl Zineb, Daconil 500 SC…

– Phòng ngừa bệnh bằng những loại thuốc có gốc đồng như: COC 85WP, Champion 77WP…

 

3. Phòng trị bệnh đốm phấn cho dưa leo

 

- Lưu ý: Liều lượng, cách sử dụng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất (có in trên bao bì). Nhờ người bán tư vấn thật kỹ nếu chưa nắm rõ!
Sau khi chữa bệnh cho cây.

 

Chăm dưa leo sau bệnh

 


- Hãy chăm chỉ tưới nước khoảng 2 lần/ngày, nhất là vào mùa khô tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển. Khi cây bắt đầ ra lá thì bạn tiến hành bón lót cho cây, nên dùng phần chuồng hoai mục, thêm chút kali và đạm cho cây.

– Loại cây này là thân leo thì bạn phải làm giàn cho nó bằng cây tre, nứa là tốt nhất. Sau khi cây đã được khoảng 10 – 15 ngày thì nên bón phân thúc cho cây phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cần phát hiện sâu bệnh sớm để biết cách phòng trừ.

– Bạn có thể thu hoạch dưa leo xanh sau 30 – 35 ngày, nên hái những quả to, xanh mướt để hái. Dưa leo xanh có thể ăn ngay, làm nộm, làm dưa, đắp mặt nạ làm trắng da,…


Bài viết liên quan

ỔI TÍM GIỐNG ỔI LẠ GÂY SỐT Giống dưa nam mỹ tí hon cho doanh thu “hốt bạc” mỗi năm Hạt giống cherry chất lượng mua ở đâu tốt nhất Hướng dẫn ươm mầm hạt giống cà chua bi tròn lùn đỏ Bán cây xương rồng mix màu rực rỡ “vạn người mê” Cây giống ổi ruột tím cho quả thơm ngon ra quả chỉ sau 6 tháng Giống cây đu đủ vàng quả sai trĩu chi chít từ trên xuống dưới Kỹ thuật trồng cây cherry Hỏi đáp thắc mắc khi trồng giống hoa tulip mix màu 5 cách tặng quà bạn gái nhân ngày valentine bất ngờ và lãng mạn nhất Hướng dẫn ươm mầm hạt giống xương rồng Hạt giống cà chua leo giàn cho hơn 30.000 quả, trọng lượng hơn nửa tấn?