Kỹ thuật trồng cây ăn quả

 

Ở nước ta điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng góp phần làm phát triển ngành nông nghiệp của đất nước, nhất là ngành nông nghiệp trồng cây ăn quả bởi hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng và chăm sóc thu hút nhà nông canh tác và đạt được nhiều lợi ích kinh tế. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên như khí hậu, môi trường thuận lợi thì kỹ thuật trồng cây ăn quả cũng là một yếu tố vô cùng thiết yếu trong quá trình canh tác cho vụ mùa cây ăn quả.

 

Kỹ thuật trồng cây ăn quả

 

Trong quá trình canh tác, kỹ thuật trồng cây ăn quả phải lưu ý đến các vấn đề sau:

 

Thứ nhất là giống: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống cây ăn quả có chất lượng và năng suất tốt, vì thế chúng ta cần lựa chọn giống cây ăn quả theo mong muốn, theo nhu cầu tiêu dùng, nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại đất khác nhau để mang đến năng suất và chất lượng triệt để.

 

Thứ hai là nước và phân bón: Nước và phân bón là yếu tố quan trọng trong quá trình canh tác trồng cây ăn quả, tùy vào từng thời điểm phát triển của cây để chăm bón cho sao cho đúng cách. Để tránh trường hợp chăm bón không đúng cách có thể dẫn tới úng, chết cây, nên cần tìm hiểu kỹ bước này.

 

Thứ ba là yếu tố con người: Nhà nông cần chú ý kỹ thuật chăm bón, tỉa lá, tỉa cành, bắt sâu, bảo vệ cây trồng cho đúng cách để đạt được hệu quả cao nhất.

 

Trông cây ăn quả

 

Cây ăn quả được trồng và chăm sóc tốt từ ban đầu sẽ chóng ra hoa kết trái, thời gian sống kéo dài, mang lại hiệu qua kinh tế cao, chất lượng nông sản tốt ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, thì kỹ thuật trồng cây ăn quả cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong mùa vụ canh tác trồng cây ăn quả của người nông dân.

 

Cây lâu năm được trồng và chăm sóc tổt khi còn nhỏ sẽ chóng ra hoa quả, tuổi thọ kinh tế dài.

 

Khi trồng cần lưu ý một sô điểm sau:

– Đào hố nên để riêng đất mặt.

– Đất mặt tốt, không bón phân tiếp xúc thẳng với rễ.

– Đất bón phân đã hoai có thể bón ngay dưới gốc cây.

– Đất bón phân chưa hoai cho xuống đáy hố.

– Nên trồng cây ương trong bầu vì tỷ lệ sống cao, cây phục hồi nhanh, không bị chột.

– Không trồng khi gió to hoặc trồng giữa trưa nắng. Cây mang ra trồng ngay không để dãi nắng.

– Khi bóc bỏ màng nilon chú ỷ không làm vỡ bầu.

– Thời vụ trồng: miền Bắc tháng 3 vào mùa xuân, miền Nam trồng tháng 4 – 5 đầu mùa mưa.

– Ở nước ta mưa nhiều nên trồng non giúp bộ rễ phát triển nhanh, không bị bệnh nấm phá nơi cổ rễ. Tuy nhiên dễ bị gió bão làm đổ cây vì vậy phải có cọc đỡ hoặc phải có hàng cây chắn gió. Ở miền Nam, trên đất đồi về mùa khô, hạn thường nặng, người ta hay trồng dưới đáy một cái bồn (một loại vũng nhỏ) để dễ chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây sợ nước đọng như sầu riêng, bơ, mít dễ bị chết. Do đó chỉ trồng sao cho cổ rễ ngang với mặt đất và nếu trồng bồn thì phải có rãnh thoát nước cho bồn khi trời mưa.


Bài viết liên quan

Trị mốc cho hoa hồng tận gốc, an toàn Hướng dẫn ươm mầm hạt giống bầu hồ lô mini Giống cây cà na miền Tây dễ trồng, “hái” ra tiền cho nông dân Hướng dẫn trồng lan hồ điệp thủy canh NHỮNG GIỐNG CÀ CHUA ĐỘC LẠ ĐANG LÀM MƯA LÀM GIÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG BÍ QUYẾT TRỒNG ĐU ĐỦ CHO NĂNG SUẤT CAO Giống dưa nam mỹ tí hon cho doanh thu “hốt bạc” mỗi năm Cẩm năng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ trong dịp hè CÁCH ƯƠM HẠT GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN CHO HOA NỞ ĐẸP QUANH NĂM Công dụng thần kỳ từ đu đủ lùn rất ít người biết Kích rễ bằng chế phẩm sinh học tại sao lại được ưa chuộng như thế? Trồng cây cherry ở Việt Nam không khó với 3 bước đơn giản không ngờ