Kỹ thuật trồng đu đủ lùn vàng và những điều cần lưu ý

Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review

Đu đủ lùn vàng là giống cây được nhập khẩu từ Thái Lan hiện đang được các nhà vườn ưa chuộng vì cây dễ trồng và cho năng suất cực cao. Nếu bạn đang có ý định trồng loại cây này tại nhà, hướng dẫn kỹ thuật trồng đu đủ vàng dưới đây kèm những lưu ý quan trọng chắc chắn sẽ có ích cho bạn.


KỸ THUẬT TRỒNG ĐU ĐỦ LÙN VÀNG


 

XỬ LÝ HẠT GIỐNG

Ngâm hạt giống đu đủ vàng trong nước ấm 30 độ C khoảng 4 tiếng. Sau đó đem Hạt đi Ủ ở trong đất, bông gòn ẩm hoặc trong viên nén ươm hạt.

 

Hạt giống đu đủ lùn vàng

 

 Cách sử dụng viên nén ươm hạt kích thích nảy mầm: Ngâm viên nén ươm hạt vào nước 5 phút cho viên nén nở lớn ra, vớt viên nén đặt vào khay cho ráo nước, tiến hành thả hạt giống đã xử lý vào lỗ tròn trên viên nén và lắp đất lại. Hằng ngày, các bạn xịt nước xung quanh viên nén cho nước được hút vào bên trong để giữ ẩm đất trong viên nén. Hạt nảy mầm đều đặn sau 10-15 ngày. Cây con sau 1 tháng tuổi có chiều cao khoảng 7-10 cm, lúc này chúng ta đem đi trồng vào chậu hoặc trong vườn.

 

Đu đủ con

 

ĐẤT TRỒNG

 Đu đủ vàng là loại dễ trồng, chúng ta có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, pH thích hợp từ 6 – 6,5. Nên chọn đất thoát nước nhanh không bí chặt.

 

 Đào hố trồng 60x60x30, ở giữa luống cách nhau 2 x 3 m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây. Nếu trồng chậu thì đường kính chậu tầm 60 cm độ sâu khoảng 50 cm là được.

 

Quả đu đủ lùn vàng cành tím

 

 Cây đu đủ vàng đặc biệt không chịu phèn, rễ mọc khá cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt. Nên đặt thân nằm nghiêng xuôi theo chiều gió mạnh để hạn chế bộ rễ ăn sâu…

CHĂM SÓC

 Tưới nước: Đu đủ vàng là loại cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Do đó cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.

 

 Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.

 

Tưới nước đu đủ vàng

 

 Ủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.

BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

 Nhện đỏ: Thường gây hại cho cây vào mùa nắng, ở dưới mặt lá. Lá bị hại có đốm vàng, loang lỗ, sau đó lá bị cháy và rụng.

Phòng trị: Phun gói trừ bệnh cao cấp được đính kèm, cói trừ bệnh có thể sử dụng rất lâu và phòng trừ nhiều loại bệnh khác nhau cho đu đủ.

 

 Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus), còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn. Bệnh này thường xuất hiện khi cây khoảng 5 tháng tuổi.

Phòng trị: Dùng 30-50ml Nano hợp kim bạc đồng + 30-50ml nano Oxyclorua đồng pha với 10-20 lít phun đều 2 mặt lá, định kỳ 7-10-15 ngày phun một lần. Nếu cây đã bị bệnh thì dùng như trên nhưng tăng liều lượng.

 

Đu đủ vàng cho năng suất cao

 

 Bệnh khảm: Thường gặp ở cây 1 - 2 năm tuổi.

Phòng trị: Phun xịt bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Supracide, Suprathion, Bi58, Trebon, Bassa, Applaud,...

 

 Bệnh xoăn vàng lá: sẽ làm giảm năng suất.

Phòng trị: Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối là Comda Gold 5WG hoặc Saimida 100SL (chú ý phun nhiều nước và không trộn nhiều loại thuốc và phân bón để tránh hại cây).

THU HOẠCH

Tầm 5-7 tháng: Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.

 

Thu hoạch đu đủ vàng lùn

 

Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm hơn dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12 độC trái chín lưu trữ được khoảng 3 tuần.

 


MỘT SỐ LƯU Ý CẦN QUAN TÂM KHI TRỒNG ĐU ĐỦ VÀNG LÙN CAO SẢN


 

 Đối với thời vụ trồng đu đủ vàng thích hợp: Bắt đầu trồng vào vụ xuân (tháng 1 - 2), thu hoạch quả vào vụ hè (tháng 8 - 9), nếu trồng vào vụ thu (tháng 7 - 8) thì sẽ thu quả vào dịp Tết Nguyên Đán (tháng 1 - 2).

 

 Khoảng cách trồng thích hợp: 2 x 3 m. Còn nếu bạn chọn trồng trong chậu thì nên lựa chọn chậu có đường kính ít nhất 50 - 60 cm.

 

Nên trồng đu đủ ở khoảng cách thích hợp

 

 Hạt giống đu đủ vàng là loại không kén đất, tuy nhiên bạn nên chọn các loại đất có độ thoát nước cao, giàu mùn thì cây sẽ cho năng suất cao.

 

 Đu đủ vàng có quả và cho thu hoạch liên tục trong năm, vì vậy chúng ta cần cung cấp đủ lượng phân để cây luôn có đủ dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi trái lớn, cho chất lượng tốt nhất.

 

Sau nhiều năm tìm tòi, anh Nguyễn Văn Huỳnh (thôn Phước Điền, Phước Đồng, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) đã thực nghiệm thành công phương pháp trồng nghiêng cây đu đủ cho năng suất cao. Anh Huỳnh cho biết: "Đu đủ trồng theo phương pháp thông thường thì cây mọc cao, rất khó kiểm soát sâu bệnh, lại thường xuyên bị đổ ngã khi ra trái, năng suất thấp. Còn khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều".

 

Trồng đu đủ vàng nên trồng nghiêng

 

Mục đích của trồng nghiêng cây đu đủ là nhằm hạ thấp chiều cao của cây để dễ quản lý, kiểm soát và khống chế được tình hình sâu bệnh, chăm sóc cây thuận lợi từ khâu tỉa lá, tỉa quả, điều chỉnh trái theo ý muốn để được năng suất cao.

 

Đặc biệt, cây tạo thành thế ít đổ ngã về mùa mưa bão, dễ giằng chống, giảm công lao động, giảm chi phí, dễ thu hoạch. Theo anh Huỳnh, quy trình thực hiện đơn giản, dễ làm: Lúc trồng, đặt bầu và cây đu đủ nằm ngang trên mặt đất và phải xuôi theo hướng gió mùa hàng năm. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên.

 

Đu đủ vàng

 

Khi cây đu đủ lớn lên có phần gốc nghiêng so với mặt đất một góc khoảng 45 độ. Cây đu đủ ra trái sẽ ở rất thấp, có thể đụng mặt đất. So với cây đu đủ trồng thẳng chỉ cho trái trung bình 60 - 70 kg/cây/năm, thì cây đu đủ trồng nghiêng cho trái trung bình 90 - 100 kg/cây/năm.

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.