TRỒNG RAU SẠCH THỦY CANH MÔ HÌNH RAU SẠCH ĐỘC ĐÁO THÍCH HỢP GIỮA CÁC ĐÔ THỊ LỚN

Đánh giá:
4.8 200
4.8 sao trên tổng số 200 lượt review

 

Thời gian gần đây mô hình trồng rau sạch thủy canh đã và đang được phổ biến rộng rãi. Trồng rau thuỷ canh không còn là một phương pháp hiếm gặp ở các khu đô thị hiện nay. Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ chăm sóc, phương pháp thuỷ canh mang đến những lợi ích không ngờ trong việc tạo các sản phẩm rau xanh, sạch và an toàn. Vậy mô hình này như thế nào, có dễ thực hiện không hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

 

rau thủy canh

Trồng rau thủy canh

 

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất. Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,... Trước đây, phương pháp này còn khá phức tạp, chi phí tốn kém và thường chỉ những người có kinh nghiệm và kiến thức mới có thể làm được. Nhưng hiện nay đã có nhiều phương pháp mới như quy trình thủy canh rau sạch bằng hệ thủy canh tĩnh (không hồi lưu) đơn giản, hệ thủy canh động, ít tốn kém, tiện lợi, dễ dàng áp dụng cho mọi gia đình để trồng rau sạch. Phương pháp này có thể tận dụng những khoảng trống ở hiên nhà, sân thượng, nơi có ánh sáng chiếu vào được. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một vui thú tiêu khiển như chăm sóc hoa cây kiểng, là cách thư giãn cho mọi người sau một ngày làm việc mệt mỏi, đặc biệt với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em.

 

Trồng rau sạch thủy canh có những ưu điểm vượt trội như: Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (như các hộp xốp đựng trái cây, ống nước..). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng  núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,… Không mất nhiều công sức lao động vào những công việc làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,… như trước đây nữa; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia chăm sóc. Năng suất cao, có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Ngoài ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang  trồng  vụ hiện tại), nên  năng  suất  tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ. Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra phương pháp thủy canh được trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh được các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.

 

trồng rau thủy canh

Mô hình trồng rau thủy canh

 

Hiện nay có hai mô hình trồng rau sạch thủy canh được áp dụng phổ biến: trồng rau thủy canh động và trồng rau thủy canh tĩnh.

 

Các bước cơ bản để trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh: chuẩn bị cây con (đã được gieo trong sơ dừa và chăm sóc trong rọ nhựa có chứa chất dinh dưỡng), sau 7-10 ngày cây trong rọ tiếp xúc với ánh sáng thì chọn những cây khỏe mạnh chuyển lên giàn, sau đó bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân thích hợp hòa tan vào thùng cung cấp dinh dưỡng, ngoài ra còn cần cung cấp thêm nước vào bồn khi thời tiết nắng nóng.

 

Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không  phát triển, bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sau 4-5 tuần tùy vào loại rau, là chúng ta có thể thu hoạch chú ý nên thu hoạch trước 9h sáng và 16h chiều để rau không bị héo.

 

Khi thu hoạch nguyên giỏ cần lấy giỏ rau muốn thu hoạch ra khỏi hệ thống, cắt ngang gốc từng cây. Tuyệt đối không được chuyển các giỏ rau khi đã  thu  hoạch 1, 2 cây (còn lại 1 hoặc 2  cây) lại vào hệ thống vì khi cây đã bị cắt ngang, phần gốc còn lại và rễ sẽ bị chết, do vậy nếu chuyển vào hệ thống sẽ làm hỏng dung dịch dinh dưỡng và đồng thời lây bệnh cho các cây còn lại trong hệ thống. Giỏ rau sau khi thu hoạch được lấy xơ dừa ra khỏi giỏ, loại bỏ những rễ bám quanh giỏ, rửa sạch giỏ bằng nước và sau đó bảo quản giỏ ở chỗ mát. Trong trường hợp chưa có giỏ rau mới để thay giỏ rau đã thu hoạch vào hệ thống thì cần phải sử dụng giỏ đã rửa sạch cho vào hệ thống để hạn chế sự bốc hơi nước và đồng thời ngăn chặn ánh sáng chiếu vào dung dịch, tạo điều kiện cho rêu phát triển trong hệ thống. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau 1 tuần trồng nhiều loại rau củ quả đảm bảo an toàn thực phẩm.

Có rất nhiều bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin về sản phẩm để Tự Tay Trồng Thỏa Đam Mê. Hoặc nhà vườn muốn tìm hiểu kỹ hơn thông tin kỹ thuật để làm Mô Hình Kinh Tế. Còn chần chừ gì nữa…. đọc ngay Thông Tin Chuyên Sâu Dành Cho Chuyên Gia bên dưới hoặc để lại số điện thoại vào FORM ĐĂNG KÝ ở góc phải màn hình sẽ được TƯ VẤN NGAY.